5 dấu hiệu bệnh tiểu đường nói lên chính xác tình trạng bệnh của bạn

 

Ai cũng biết tiểu đường (đái tháo đường) là căn bệnh nguy hiểm và phổ biến, với nhiều biến chứng nặng nề và nghiêm trọng. Nếu phát hiện trễ thì việc điều trị chỉ là giải quyết các hậu quả nghiêm trọng của tình trạng tăng đường huyết mạn tính. Tiếc thay, số người phát hiện sớm bệnh và chữa trị kịp thời lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Vì vậy, điều mà mỗi người cần làm ngay lúc này chính là tìm hiểu các yếu tố nguy cơ và phát hiện sớm nhất những dấu hiệu bệnh tiểu đường của bản thân để điều trị trước khi quá muộn. 

1. Dấu hiệu bệnh tiểu đường

Dấu hiệu bệnh tiểu đường không dễ nhận biết bởi chúng rất giống với những biểu hiệu thường thấy hàng ngày của cơ thể. Vì vậy khi gặp bất kỳ một trong những dấu hiệu nào dưới đây, hãy đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra và phát hiện kịp thời bệnh tiểu đường. 

1.1. Dấu hiệu thường gặp 

Liên tục khát nước

Một trong những dấu hiệu bệnh tiểu đường thường gặp và dễ thấy nhất chính là khát nước liên tục, tuy nhiên cũng không ít người bỏ qua dấu hiệu vô cùng quan trọng này. Khi lượng đường trong máu của bạn tăng cao, cơ thể sẽ tự động đào thải đường qua nước tiểu, giúp giảm một phần đường huyết. Khi đào thải đường thì nước sẽ được đào thải cùng một lúc khiến cho cơ thể thiếu nước, bạn sẽ cảm thấy khát nước liên tục.

Liên tục khát nước là một trong những dấu hiệu bệnh tiểu đường (Ảnh minh họa internet)

Đi tiểu nhiều lần và tăng số lượng nước tiểu trong ngày

Theo các khuyến cáo y khoa, một người bình thường sẽ đi tiểu 4 - 7 lần/ngày. Nếu bạn đi tiểu hơn 7 lần/ngày, có thể bạn đã bị tiểu đường. Lúc này, cơ thể sẽ cố gắng loại bỏ lượng đường dư thừa ra ngoài qua thận dẫn đến tăng số lần đi tiểu. Điều này cũng liên quan mật thiết đến việc bạn thường xuyên có cảm giác khát như đã nêu ở phần trước. 

Đi tiểu nhiều lần có thể cảnh báo bạn đã bị tiểu đường (Ảnh minh họa internet)

Dễ sụt cân

Khi vào cơ thể, đường sẽ chuyển thành năng lượng để nuôi cơ thể. Khi bạn bị tiểu đường, lượng đường sẽ được đào thải qua nước tiểu kéo theo nước. khi lượng nước bị mất, bạn thường không uống bù đủ nước, lượng nước trong cơ thể giảm đi. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn bị sụt cân nhanh chóng. Khi nhắc đến dấu hiệu bệnh tiểu đường, đây cũng chính là một trong những biểu hiện phổ biến mà bạn không nên xem nhẹ. Kiểm tra cân nặng định kỳ cũng là cách giúp bạn phát hiện sớm bệnh tiểu đường.

Cân nặng là chỉ số quan trọng cần cảnh giác (Ảnh minh họa internet)

Cơ thể mệt mỏi

Mệt mỏi thường xuyên và kéo dài cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Khi thiếu hụt Insulin, chất đường sẽ không đi vào tế bào của cơ thể, do đó tế bào sẽ không đủ lượng đường cần thiết để giải phóng năng lượng cho các hoạt động như suy nghĩ, đi lại… Lúc này, đường sẽ bị tích trữ trong máu và đào thải khỏi cơ thể qua nước tiểu. Cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng cần thiết dẫn tới tình trạng thường xuyên mệt mỏi.  

Thường xuyên mệt mỏi cũng là một dấu hiệu bệnh tiểu đường (Ảnh minh họa internet)

Thị lực giảm

Dấu hiệu giảm thị lực thường khiến người bệnh đi khám mắt mà quên mất kiểm tra đường huyết. Khi mắc bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu cao sẽ gây tổn thương võng mạc đáy mắt dẫn tới xuất tiết, xuất huyết, phù nề, tăng sinh bất thường, bong võng mạc… làm giảm thị lực.  

Thị lực giảm có thể do mắc bệnh tiểu đường (Ảnh minh họa internet)

1.2. Các dấu hiệu khác

  • Nhiễm nấm âm đạo

Là “nỗi khổ” thầm kín ở nữ giới, đó không chỉ là dấu hiệu bệnh tiểu đường mà còn có thể cảnh báo nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm.

  • Ngứa và/hoặc nhiễm trùng da quy đầu: thường xảy ra ở nam giới. Nam giới bị ngứa hoặc nhiễm trùng da quy đầu nên đi kiểm tra đường huyết.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS - Polycystic Ovary Syndrome) là tình trạng khá phổ biến có thể gây ra sự đề kháng Insulin, một yếu tố nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. 

Một trong những tác giả của nghiên cứu, Dorte Glintborg, thuộc Bệnh viện Đại học Odense, Đan Mạch, cho biết: Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 cao hơn 4 lần. 

Nhiễm nấm âm đạo cũng là dấu hiệu quan trọng của bệnh tiểu đường (Ảnh minh họa internet)

2. Ai có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?

Chương trình chăm sóc bệnh nhân tiểu đường ở Mỹ đã công bố một nghiên cứu với những con số thực sự gây sốc. Nghiên cứu cho thấy với tốc độ hiện tại, số lượng người ở độ tuổi 20 mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể lên đến 49% vào năm 2050. Nếu tỷ lệ mắc bệnh tiếp tục tăng, số lượng ca mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 ở lứa tuổi thanh niên có thể tăng lên gấp 4 lần. 

Bên cạnh những dấu hiệu bệnh tiểu đường kể trên, nếu bạn đang nằm trong những nhóm người dưới đây, có nguy cơ rất cao bạn đã mắc bệnh tiểu đường:

  • Trên 45 tuổi
  • Người trưởng thành có thừa cân hoặc béo phì và có ít nhất một yếu tố nguy cơ đái tháo đường sau đây:
    • Ít vận động.
    • Cha mẹ hoặc anh em ruột bị đái tháo đường.
    • Người Mỹ gốc Phi.
    • Mỹ gốc Latin, Mỹ gốc Á, người ở các đảo Thái Bình Dương.
    • Phụ nữ sinh con hơn 4kg hoặc từng bị đái tháo đường thai kỳ.
    • Tăng huyết áp (≥140/90 mmHg hoặc đang dùng thuốc hạ áp).
    • HDL cholesterol < 35 mg/dL (0.90 mmol/L) và/hoặc triglyceride > 250 mg/dL (2.82 mmol/L).
    • Nữ có tiền sử buồng trứng đa nang.
    • HbA1c ≥ 5.7% (39 mmol/mol), rối loạn dung nạp glucose hoặc tăng đường huyết đói trước đó.
    • Một số biểu hiện lâm sàng đề kháng insulin.
    • Tiền sử bệnh mạch vành. 

Thừa cân béo phì là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường (Ảnh minh họa internet)

3. Làm gì khi có dấu hiệu bệnh tiểu đường ?

Nếu bạn nhận thấy mình có xuất hiện một hoặc nhiều những dấu hiệu bệnh tiểu đường đã kể trên, thì nguy cơ tiểu đường rất cao. Để có thể xác định được chính xác nhất tình trạng bệnh hiện tại cũng như xây dựng được lộ trình điều trị hiệu quả từ những bác sĩ chuyên khoa với trình độ chuyên môn cao, hãy đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra. Bệnh viện Gia An 115 là một trong những địa chỉ đáng tin cậy để đăng ký gói khám tầm soát bệnh lý đái tháo đường. 


TIN LIÊN QUAN