Hãy cảnh giác với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính!

 

Phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh liên tục tiến triển nặng dần, bệnh nhân thường cần dùng thuốc kéo dài. Đặc biệt, đây là một trong những bệnh gây tàn phế và có tỉ lệ tử vong cao.

 

Bệnh phổi tắc nghẽn mn tính (COPD) là tình trạng bệnh lý ở phổi, với sự giới hạn thông khí không thể hồi phục hoàn toàn, gây nên tình trạng tắc nghẽn lưu thông khí, gia tăng lượng khí cặn trong phổi, làm bệnh nhân khó thở.

Bạn có biết:

COPD là một trong những bệnh gây tàn phế và có tỉ lệ tử vong cao.

– Số người mắc bệnh và tần suất tử vong đang có chiều hướng gia tăng.

– COPD làm suy giảm chức năng hô hấp, hạn chế khả năng hoạt động hàng ngày và làm giảm chất lượng cuộc sống.

– Bệnh nhân thường đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh trong giai đoạn muộn, khi tình trạng tắc nghẽn đã nặng.

– Việc đánh giá không đúng mức về COPD góp phần làm gia tăng tần suất bệnh và tăng gánh nặng cho bệnh nhân, gia đình và xã hội.

Ai dễ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) thường xảy ra ở những đối tượng sau đây:

– Nam giới, tuổi > 40.

– Những người hút thuốc lá, thuốc lào. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến COPD là do khói thuốc lá. Thuốc lá không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người hút mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh. Hút thuốc lá càng nhiều năm, với số lượng càng lớn thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Những người hút thuốc lào, xì gà và cần sa cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh.

Người bị hen suyễn. Sự kết hợp của bệnh hen suyễn - một bệnh viêm đường hô hấp mn tính và hút thuốc sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh COPD.

– Tiếp xúc thường xuyên với khói, bụi và hóa chất nghề nghiệp.

– Tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với khói bếp than.

– Bị nhiễm khuẩn hô hấp khi còn nhỏ.

–  Do di truyền: Thiếu hụt di truyền alpha-1-antitrypsin là nguyên nhân của một số trường hợp COPD.

 

Người bị hen suyễn có thể mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Khi bạn bị COPD, bạn đã có vấn đề về phổi:

– Đường dẫn khí hẹp lại, không khí khó đi vào phổi (thành của đường dẫn khí dày lên, sưng phù, hoá xơ; tăng tiết đờm, cơ bao quanh đường dẫn khí co thắt lại).

– Các túi khí nhỏ (phế nang) bị phá hủy, gia tăng tình trạng ứ khí trong phổi và giảm khả năng trao đổi khí của phổi.

 

COPD –Sát thủ vô hình

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có hơn 600 triệu người trên thế giới bị bệnh COPD, trong đó có hơn 3 triệu người chết mỗi năm. COPD là nguyên nhân gây tử vong cao thứ tư trên thế giới, sau các bệnh mạch vành, ung thư và tai biến mạch máu não.

Một số thống kê cho thấy chi phí điều trị COPD cao hơn hẳn chi phí điều trị hen, lao, viêm phổi… Ngoài ra, COPD ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân, hạn chế khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày.

Các triệu chứng COPD thường không xuất hiện cho đến khi tổn thương phổi đáng kể đã xảy ra và chúng thường trở nên tồi tệ hơn theo thời gian, đặc biệt nếu tiếp tục hút thuốc. Các dấu hiệu và triệu chứng khác của COPD bao gồm:

  • Khạc đờm mạn tính thường xuất hiện vào buổi sáng
  • Ho mn tính có thể tiết ra chất nhầy (đờm) trong, trắng, vàng hoặc hơi xanh
  • Khó thở, đặc biệt là trong các hoạt động thể chất gắng sức
  • Các triệu chứng khác bao gồm: Khò khè, tức ngực, môi chi tím tái do thiếu oxy, mệt mỏi, gầy sút cân
  • Giảm các hoạt động, suy giảm các cơ quan chức năng
  • Suy hô hấp và tử vong trong một đợt kịch phát của bệnh phổi tắc nghẽn mn tính.

Những người bị COPD cũng có khả năng trải qua các đợt cấp, trong đó các triệu chứng trở nên nặng hơn so với biến đổi hàng ngày, đòi hỏi phải tăng liều hoặc thay thuốc mới đáp ứng được tình trạng bệnh.

Biến chứng của COPD

COPD có thể gây ra nhiều biến chứng, bao gồm:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp. Những người bị COPD có nhiều khả năng bị cảm lạnh, cúm và viêm phổi. Bất kỳ nhiễm trùng đường hô hấp nào cũng có thể làm bệnh nhân khó thở nhiều hơn, ho, khạc đờm tăng lên. Tiêm phòng cúm hàng năm và tiêm phòng thường xuyên chống viêm phổi do phế cầu khuẩn có thể ngăn ngừa một số bệnh nhiễm trùng.
  • COPD có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.
  • COPD có thể dẫn đến tăng huyết áp.

 

Các giai đoạn của bệnh COPD

 

Khi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, cần làm gì?

Khi phát hiện mình mắc bệnh COPD, bạn cần:

Bỏ thuốc lá, tuân thủ điều trị

Bỏ thuốc lá và không sống trong môi trường có khói thuốc lá là việc cần làm đầu tiên để đảm bảo hiệu quả điều trị. Việc bỏ thuốc lá, trong nhiều trường hợp, là vấn đề khó khăn đối với người bệnh. Vì vậy, cần có sự hợp tác tích cực giữa thầy thuốc, gia đình và cộng đồng để tạo điều kiện và khuyến khích người bệnh bỏ thuốc lá.

Ngoài ra, bệnh nhân cần tuân thủ các điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của bác sĩ, không tự ý bỏ thuốc khi triệu chứng thuyên giảm. Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và tiêm vaccine cúm hàng năm nếu có điều kiện.

Có lối sống sinh hoạt khoa học

  • Tạo nơi sinh hoạt thoáng đãng sạch sẽ, không bụi khói.
  • Đều đặn vận động, tập thể dục phù hợp với tình trạng sức khỏe, kết hợp tập thở bằng bóng hiệu quả
  • Chế độ ăn: Ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, vitamin, uống nhiều nước.

 Định kỳ kiểm tra sức khỏe giúp bạn phát hiện bệnh lý COPD sớm


Khám sức khỏe định kỳ

Nên đi kiểm tra bệnh ít nhất 2 lần/năm. Khi các triệu chứng bệnh trở nên nặng hơn thường ngày, như: khạc đờm nhiều hơn, đờm chuyển màu vàng hay đục, khó thở tăng lên dù đã tăng sử dụng thuốc hàng ngàycần đến khám lại và nhập viện nếu cần thiết.

Điều quan trọng là cần đi khám ngay khi thấy các triệu chứng bất thường của cơ thể. Tại Bệnh viện Gia An 115, việc thăm khám, điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mn tính hay các bệnh liên quan đến phổi đều được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Các xét nghiệm đều được thực hiện bởi hệ thống máy móc hiện đại cho kết quả có độ chính xác cao, rút ngắn thời gian khám và xác định tình trạng bệnh.

CKII. Trương Thị Vành Khuyên

Trưởng khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Gia An 115

 

 


TIN LIÊN QUAN