Cơ chế làm giảm đường huyết của các thuốc điều trị đái tháo đường

 

Nhóm Sulfonylurea: các hoạt chất phổ biến hiện nay tại thị trường Việt Nam có tên gliclazide, glimepiride, glibenclamide; với các mặt hàng chính hãng như Diamicron, Glucovance, Amaryl.

Cơ chế làm giảm đường huyết của các thuốc điều trị đái tháo đường

Cơ chế làm giảm đường huyết của các thuốc điều trị đái tháo đường

Thuốc có thể được đóng gói thành dạng viên phối hợp với các thuốc khác. Nhóm thuốc này kích thích tế bào beta tụy tiết insulin thông qua kênh kali phụ thuộc ATP và kênh Calci phụ thuộc điện thế nằm trên màng tế bào. Sulfonylurea gắn vào thụ thể sulfonylurea (SUR1), đóng kênh kali phụ thuộc ATP làm phân cực màng tế bào. Dòng canxi đi vào tế bào qua kênh canxi điện thế thấp. Nồng độ calci nội bào tăng, các hạt chứa insulin hòa màng và phóng thích insulin. Thụ thể SUR1 có vị trí gắn khác nhau có thể nhận diện các sulfonylurea khác nhau. Các sulfonylurea sử dụng trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 cần kích thích tiết insulin nhanh chóng để đáp ứng với tình trạng tăng đường huyết nhằm làm mất đi hay rút ngắn sự chậm trễ giữa đáp ứng tăng đường huyết và tốc độ tiết insulin đi kèm, đồng thời sự tiết insulin phải tỉ lệ thuận với mức độ tăng đường huyết. Nếu hai điều kiện trên không thỏa mãn, việc kiểm soát đường huyết sẽ trở nên khó khăn và nguy cơ hạ đường huyết sẽ tăng.

Nhóm glinide: Repaglinide
Có cơ chế tác dụng tương tự nhóm sulfonylurea, tiết insulin thông qua kênh SUR. Tuy nhiên, các glinide gắn kết nhanh hơn và ngắn hạn hơn các sulfonylurea nên nguy cơ hạ đường huyết ít hơn nhóm sulfonylurea.

Metformin: Glucophage là hàng chính hãng của hoạt chất này.
Thường không gây hạ đường huyết khi dùng đơn độc. Cơ chế tác dụng chủ yếu làm tăng nhạy cảm insulin ở mô ngoại vi.

Nhóm Thiazolidinedione: pioglitazone, rosiglitazone, lobeglitazone
Tăng nhạy cảm với insulin qua cơ chế đồng vận với thụ thể PPARγ (peroxisome proliferator activated receptor γ) ở nhân tế bào. Nhóm thiazolidinedione không gây hạ đường huyết khi dùng đơn độc.

Acarbose: Glucobay
Cạnh tranh gắn vào các enzyme apha-glucosidase trên tế bào niêm mạc ruột. Acarbose chỉ có tác dụng làm chậm sự hấp thu carbohydrate ở ruột, không làm hạ đường huyết khi dùng đơn trị.

Nhóm ức chế men DPP IV: Linagliptin, sitagliptin, saxagliptin, vildagliptin
Thuốc ức chế sự thủy phân của men DPP IV, làm tăng hiệu quả của GLP-1 và GIP, làm tăng tiết insulin qua trung gian glucose và ức chế tiết glucagon. Thuốc cải thiện độ nhạy của tế bào β, cải thiện đường huyết và không gây hạ đường huyết khi đơn trị liệu.

Nhóm GLP -1: liraglutide như Victoza
Làm giảm đường huyết thông qua cơ chế incretin. Thuốc này có tác dụng giảm cân rất tốt và không gây hạ đường huyết khi dùng đơn trị liệu.

Nhóm SGLT2:
Tác dụng hạ đường huyết bằng cách thải đường qua nước tiểu. Nhóm thuốc này không gây hạ đường huyết khi dùng đơn độc.

Insulin: Mixtard, Novomix, Novorapid, Apidra, Lantus, Ryzodeg, Tresiba, Toujeo, Humalog…
Các loại insulin khác nhau chủ yếu về thời gian tác dụng. Tại Việt Nam, các loại insulin thông dụng bao gồm insulin tác dụng rất nhanh, tác dụng nhanh, tác dụng trung bình và insulin nền dài và insulin siêu dài. Loại insulin được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là insulin hỗn hợp, bao gồm 3 phần nhanh và 7 phần tác dụng trung bình. Tuy nhiên, gần đây tỉ lệ sử dụng insulin dài và siêu dài đang ngày càng gia tăng.


Ở người khỏe mạnh, sự tiết insulin tùy thuộc mức đường huyết. Sau khi bài tiết, insulin sẽ kích thích tổng hợp glycogen và ức chế sản xuất đường tại gan. Khoảng 50% lượng insulin được bài tiết lúc đầu vào máu ngoại vi.


Khi điều trị bằng insulin tiêm dưới da, nồng độ insulin không giảm khi đường huyết giảm thấp. Sự hấp thu insulin từ mô dưới da cũng thay đổi từ ngày này sang ngày khác, do đó một liều insulin đủ để ổn định đường huyết ngày hôm nay lại có thể gây hạ đường huyết vào ngày khác nếu năng lượng đưa vào cơ thể qua bữa ăn không ổn định. Hơn nữa kỹ thuật tiêm insulin sai cũng cần được xem xét khi đường huyết tăng quá cao hoặc hạ quá thấp.
Khi một người bệnh bị hạ đường huyết, việc đầu tiên cần làm là ngưng toàn bộ các thuốc điều trị tiểu đường đang dùng, khẩn cấp cấp cứu hạ đường huyết, sau đó xem xét lại từng loại thuốc và các yếu tố nguy cơ khác. Sau khi người bệnh bị hạ đường huyết, người bệnh cần được thăm khám tại bác sĩ chuyên khoa, tìm nguyên nhân, cân nhắc lại các thuốc đang dùng để tránh hạ đường huyết tái phát.

 

Bệnh viện Gia An 115 là bệnh viện đa khoa tập trung vào các chuyên khoa sâu: Tim mạch, Hô hấp, Thần kinh, Ung bướu, Nội tiết, Tiêu hóa, Thận - Tiết niệu, Lọc máu - Thay huyết tương, Chấn thương chỉnh hình, Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng.

Bệnh viện tọa lạc tại khu vực cửa ngõ miền Tây, là nơi ứng dụng các phương pháp chẩn đoán và điều trị hiện đại, mang đến cho cộng đồng một dịch vụ y tế chuẩn mực cao.

Bệnh viện thực hiện nhiều kỹ thuật cao như can thiệp tim mạch và bệnh lý mạch máu não, điều trị ung thư với kỹ thuật tiên tiến, phẫu thuật nội soi, can thiệp xâm lấn tối thiểu bệnh lý Gan - Mật - Tụy, chấn thương chỉnh hình, siêu lọc máu… đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để mang đến sự hài lòng cao nhất cho bệnh nhân và người thân.

Bệnh viện đã thông tuyến Bảo hiểm y tế, tất cả thẻ BHYT không phân biệt nơi khám chữa bệnh ban đầu đều được hưởng đúng tuyến trong mọi trường hợp khám bệnh ngoại trú và điều trị nội trú.

Địa chỉ: Số 05, Đường 17A, Khu phố 11, P. Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân, TP. HCM

Tổng đài tư vấn: (028) 62 885 886 - 0898 333 115

Cấp cứu: (028) 62 655 115

Website: www.giaan115.com


TIN LIÊN QUAN