Hạ đường huyết: Yếu tố nguy cơ, xử lý và phòng ngừa

 

Các yếu tố nguy cơ chính liên quan đến hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường, bao gồm tăng insulin và khiếm khuyết đáp ứng với hạ đường huyết.

Hạ đường huyết Yếu tố nguy cơ, xử lý và phòng ngừa

Hạ đường huyết Yếu tố nguy cơ, xử lý và phòng ngừa

Yếu tố nguy cơ thường gặp có liên quan đến insulin:
- Insulin liều cao, chích sai giờ, chích sai loại insulin.
- Dùng sulfonylurea, glinide.
- Ăn ít (bỏ bữa, nhịn đói qua đêm).
- Tăng tiêu thụ đường (luyện tập).
- Giảm sản xuất đường (thức uống có cồn).
- Tăng nhạy cảm insulin (sau tập luyện, trong đêm, giảm cân).
- Giảm thanh thải insulin (suy thận).

 Dùng quá liều Insulin dẫn đến hạ đường huyết

Dùng quá liều Insulin dẫn đến hạ đường huyết

Khiếm khuyết đáp ứng với hạ đường huyết do suy yếu hệ thần kinh thực vật:
- Rối loạn chức năng tế bào beta: không giảm insulin hoặc tăng glucagon để chống lại hạ đường huyết.
- Tiền sử hạ đường huyết nặng và hoặc hạ đường huyết không nhận biết, hạ đường huyết gần đây, hạ đường huyết sau luyện tập hoặc hạ đường huyết khi ngủ
- Hạ đường huyết do điều trị quá tích cực (mục tiêu đường huyết thấp và hoặc HbA1c thấp).


Cần xem xét cẩn thận các yếu tố nguy cơ hạ đường huyết. Những yếu tố nguy cơ thường gặp chỉ giải thích được một số giai đoạn hạ đường huyết. Tần suất của các yếu tố gây hạ đường huyết cũng thay đổi trong các dân số khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của cộng đồng như tập quán sinh hoạt, chế độ ăn uống, vận động thể lực, hiệu quả của các chương trình giáo dục bệnh nhân.


Trong một số nghiên cứu có đề cập đến yếu tố gây hạ đường huyết, các tác giả đều ghi nhận rằng không phải luôn luôn tìm được nguyên nhân rõ ràng, nhất là ở bệnh nhân lớn tuổi. Một bệnh nhân có thể có nhiều yếu tố thuận lợi, cần xác định yếu tố nào là quan trọng nhất, trực tiếp nhất cho mỗi lần bị hạ đường huyết.

Hạ đường huyết không nhận biết:
Nguy cơ bị hạ đường huyết không nhận biết thường xãy ra ở các đối tượng: khi ngủ gặp ác mộng, tỉnh dậy thấy mệt, đau đầu nhiều, áo quần thấm ướt mồ hôi, người say rượu, người già đã bị biến chứng tai biến mạch máu não, bệnh nhân đang dùng một số thuốc như thuốc an thần, hoặc bệnh nhân đã bị hạ đường huyết nhiều lần trước đó.

Nếu không được kịp thời bổ sung đường, người bị hạ đường huyết có thể bị tổn thương não không phục hồi, ảnh hưởng đến trí nhớ. Đối với tim mạch, hạ đường huyết có thể gây loại nhịp tim, ngưng tim. Hạ đường huyết nhiều lần gây tổn thương thành mạch và làm gia tăng nguy cơ xuất huyết não. Hạ đường huyết được cho là đóng góp vào tình trạng chết trên giường. Hơn nữa người thường hạ đường huyết thường bị hoảng sợ dẫn đến nhiều hậu quả như: không đạt mục tiêu đường huyết, mất thời gian làm việc, giảm chất lượng cuộc sống, sợ hãi, giới hạn hoạt động xã hội. Ngoài ra, hạ đường huyết có thể gây té ngã dẫn đến liệt, chấn thương đầu, chấn thương mô mềm, chấn thương cột sống, thậm chí gãy xương, trật khớp.

Những đối tượng dễ bị hạ đường huyết:

- Người lớn tuổi, người không có khả năng tự chăm sóc bản thân, những người hay bị rối loạn tiêu hoá (nôn ói, ăn không được), bệnh nhân đang mắc bệnh cấp tính dẫn đến ăn uống kém, bệnh nhân bị gan, thận nặng hoặc đang chạy thận nhân tạo.

- Những người có tiền sử hạ đường huyết nặng hoặc hạ đường huyết không nhận biết, hạ đường huyết sau luyện tập hoặc hạ đường huyết khi ngủ.

- Hạ đường huyết ở những người đang khoẻ mạnh tập thể dục quá nhiều mà không bổ sung thêm thức ăn trước tập.

- Hạ đường huyết do điều trị quá tích cực (mục tiêu đường huyết thấp hoặc hba1c thấp). ở người cao tuổi mà luôn cố gắng duy trì đường huyết < 100 mg/dl, hba1c < 6.5 % thì dễ có nguy cơ hạ đường huyết.

Hạ đường huyết nghiêm trọng là tình trạng hạ đường huyết cần có sự hỗ trợ, cấp cứu của nhân viên y tế. hạ đường huyết nghiêm trọng có thể gây ra tình trạng co giật, hôn mê, thậm chí đe doạ tính mạng người bệnh.

Người bệnh, thân nhân người bệnh nên làm gì khi hạ đường huyết:
Khi đo đường huyết thấy thấp thì sẽ ăn/uống những món có đường. Đối với bệnh nhân còn tỉnh táo, còn ăn được thì có thể ăn 1 phần ăn 15g đường như kẹo, 1 muỗng cà phê đường, nửa lon nước ngọt và kiểm tra đường huyết sau 15 phút. Nếu như đường huyết còn thấp thì lặp lại 1 lần tương tự như vậy. Nếu đường huyết ổn định thì theo dõi tiếp. Trong trường hợp tình trạng bệnh nhân vẫn không được cải thiện thì phải cho nhập viện.

 Nên ăn 5-6 viên kẹo hoặc 1 muỗng canh mật ong

Ngay khi có dấu hiệu hạ đường huyết, người bệnh nên ăn 5-6 viên kẹo hoặc 1 muỗng canh mật ong

“Quy luật 15” khi xử trí hạ đường huyết: khi bị hạ đường huyết sẽ ăn 15g đường và đo lại đường huyết sau 15 phút, nếu đường huyết vẫn còn < 70 mg% thì lặp lại 1 lần nữa. Bệnh nhân phải theo dõi và xử trí hạ đường huyết tiếp tục trong vòng 3-7 ngày sau đó.

Tuy nhiên, đối với bệnh nhân hôn mê, không thể ăn được thì người nhà không được cố gắng đút cho bệnh nhân vì sẽ gây sặc trên đường thở, dẫn đến tử vong không thể cứu kịp.

Nên xác định nguyên nhân hạ đường huyết (do uống rượu, bia say, do chích sai hoặc uống thuốc, do bỏ ăn hoặc ăn trễ…) để điều chỉnh lại, tránh để hạ đường huyết tiếp tục tái phát.


3 nguyên tắc phòng ngừa hạ đường huyết:
Kiểm tra đường huyết thường xuyên, ăn uống điều độ và luôn mang theo kẹo bên người.

“Đối với bệnh nhân có nguy cơ bị hạ đường huyết thì không nên đưa đường huyết xuống quá thấp. Mục tiêu đường huyết sẽ khác nhau ở mỗi người như đối với người trẻ thì mục tiêu sẽ chặt chẽ hơn, người trên 70 tuổi không nên kiểm soát đường huyết quá chặt chẽ, những người không tự kiểm soát được bản thân, tai biến mạch máu não, suy gan, suy thận hoặc đang bệnh nặng, không ăn được thì không nên hạ đường huyết quá thấp.
Hạ đường huyết là biến chứng bất lợi khi điều trị đái tháo đường, khi bị hạ đường huyết cần được phát hiện và điều trị kịp thời để điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt, không nên để xảy ra hạ đường huyết nhiều lần.

 

Bệnh viện Gia An 115 là bệnh viện đa khoa tập trung vào các chuyên khoa sâu: Tim mạch, Hô hấp, Thần kinh, Ung bướu, Nội tiết, Tiêu hóa, Thận - Tiết niệu, Lọc máu - Thay huyết tương, Chấn thương chỉnh hình, Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng.

Bệnh viện tọa lạc tại khu vực cửa ngõ miền Tây, là nơi ứng dụng các phương pháp chẩn đoán và điều trị hiện đại, mang đến cho cộng đồng một dịch vụ y tế chuẩn mực cao.

Bệnh viện thực hiện nhiều kỹ thuật cao như can thiệp tim mạch và bệnh lý mạch máu não, điều trị ung thư với kỹ thuật tiên tiến, phẫu thuật nội soi, can thiệp xâm lấn tối thiểu bệnh lý Gan - Mật - Tụy, chấn thương chỉnh hình, siêu lọc máu… đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để mang đến sự hài lòng cao nhất cho bệnh nhân và người thân.

Bệnh viện đã thông tuyến Bảo hiểm y tế, tất cả thẻ BHYT không phân biệt nơi khám chữa bệnh ban đầu đều được hưởng đúng tuyến trong mọi trường hợp khám bệnh ngoại trú và điều trị nội trú.

Địa chỉ: Số 05, Đường 17A, Khu phố 11, P. Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân, TP. HCM

Tổng đài tư vấn: (028) 62 885 886 - 0898 333 115

Cấp cứu: (028) 62 655 115

Website: www.giaan115.com


TIN LIÊN QUAN